Quan điểm hiện đại Khufu

Theo thời gian, các nhà Ai Cập học đã tiến hành nghiên những nguyên nhân và động cơ có thể đã khiến cho danh tiếng của vua Khufu thay đổi theo thời gian. Từ kết quả của những nghiên cứu được tiến hành gần đây cùng với việc so sánh giữa các ghi chép đương thời, các ghi chép sau này và các cách diễn giải theo tiếng Hy Lạp và Copt, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng danh tiếng của vua Khufu đã thay đổi một cách chậm chạp, và cách nhìn mang tính tích cực về nhà vua vẫn còn chiếm ưu thế trong kỷ nguyên Hy Lạp và Ptolemaios[49]. Ví dụ, Alan B. Lloyd đã lưu ý đến các ghi chép và những dòng chữ khắc có niên đại thuộc về vương triều thứ 6 đã ghi lại một thị trấn quan trọng có tên là Menat-Khufu, có nghĩa là "bảo mẫu của Khufu". Thị trấn này vẫn rất được coi trọng vào thời kỳ Trung vương quốc. Lloyd tin rằng một tên gọi chân tình như vậy sẽ không bao giờ được lựa chọn để tôn vinh một vị vua xấu xa. Hơn nữa, ông ta còn chỉ ra rằng đã có rất nhiều địa điểm mà tại đó các nghi lễ thờ cúng vua Khufu đã được tiến hành, ngay cả ở bên ngoài Giza. Những giáo phái tang lễ này vẫn tiếp tục tồn tại tới tận thời kỳ SaiteBa Tư sau này.[49]

Những văn bản Lời than khóc nổi tiếng có niên đại vào thời kỳ chuyển tiếp thứ nhất lại bộc lộ một số quan điểm thú vị về những lăng mộ vĩ đại trong quá khứ; Vào thời điểm đó, chúng được nhìn nhận như là bằng chứng của sự phù phiếm. Tuy nhiên, những ghi chép này lại không cho thấy một sự ám chỉ mang tính tiêu cực nào về danh tiếng của các vị vua, và do đó chúng không đánh giá vua Khufu theo cách nhìn tiêu cực.[49]

Ngày nay các nhà Ai cập học hiện đại coi những câu chuyện của Herodotos và Diodoros là một sự bôi nhọ, dựa trên quan điểm triết học đương thời của cả hai tác giả. Họ lập luận rằng các tác giả cổ đại đã sống cách Khufu khoảng 2000 năm và các nguồn sử liệu sẵn có vào thời đại của họ chắc chắn là đã lỗi thời[39][46]. Ngoài ra, các nhà Ai Cập học còn lưu ý rằng các triết lý của người Ai Cập cổ đại đã thay đổi hoàn toàn kể từ thời Cổ vương quốc. Những lăng mộ khổng lồ như các kim tự tháp ở Giza đã khiến cho người Hy Lạp và các tư tế của thời kỳ Tân vương quốc sau này phải choáng ngợp bởi vì họ chắc chắn vẫn còn nhớ đến vị pharaon Akhenaten và các công trình xây dựng đầy tham vọng của ông ta[39][46]. Quan điểm này có thể được thúc đẩy bởi sự thật đó là, vào thời điểm Khafra sống, chỉ có nhà vua mới có quyền tạo ra những bức tượng khổng lồ bằng đá quý và trưng bày chúng tại những địa điểm công cộng một cách công khai[10][39]. Còn tại thời điểm các tác giả Hy Lạp và những vị tư tế này sống, họ không thể giải thích được tại sao các công trình và những bức tượng của Khafra lại ấn tượng đến như vậy, cách giải thích tốt nhất đó là do một vị vua mắc chứng hoang tưởng tự đại tạo nên. Những quan điểm này sau đó đã được các nhà sử học Hy Lạp thu nhận và do đó họ cũng đánh giá tiêu cực về Khafra, bởi vì những câu chuyện xấu xa dễ dàng được công chúng tiếp nhận hơn là những câu chuyện mang tính tích cực và do đó rất nhàm chán[46][47].

Hơn nữa, một số nhà Ai Cập học đã chỉ ra rằng các sử gia La Mã như Pliny GiàFrontinus (khoảng năm 70 SCN) đều không ngần ngại chế nhạo các kim tự tháp ở Giza: Frontinus gọi chúng là "những kim tự tháp vô dụng, với những cấu trúc quan trọng tương tự như một số hệ thống đường cống nước bị bỏ hoang của chúng ta ở Rome "và Pliny mô tả chúng như là "phô trương về sự giàu có của nhà vua một cách ngu ngốc và vô dụng". Các nhà Ai Cập học ngày nay đã nhìn nhận ra được mục đích mang tính chính trị và xã hội trong những lời chỉ trích này và còn một điều nghịch lý nữa đó là mục đích sử dụng của những công trình này thì lại bị lãng quên, trong khi tên tuổi của những vị vua xây dựng nên chúng thì mãi được lưu truyền.[50]

Một gợi ý khác liên quan đến danh tiếng xấu xa của Khufu theo cách nhìn nhận của người Hy Lạp và La mã có thể được ẩn giấu trong cách diễn giải tên vua Khufu theo tiếng Copt. Những ký tự tượng hình Ai Cập tạo nên tên "Khufu" được đọc theo tiếng Copt là "Shêfet", mà thực sự có nghĩa là "vận rủi" hoặc "tội lỗi" trong ngôn ngữ của họ. Cách diễn giải trên theo tiếng Copt bắt nguồn từ cách phát âm sau này của Khufu là "Shufu", và dẫn đến cách đọc theo tiếng Hy Lạp là "Suphis". Có lẽ các tác giả Hy Lạp và La Mã đã sao chép một cách vô thức ý nghĩa xấu của tên Khufu theo cách diễn giải của tiếng Copt[49].

Các nhà Ai Cập học cùng với các sử gia ngày nay cũng cho rằng không nên tin tưởng vào những câu chuyện của người Ả Rập. Họ chỉ ra rằng người Ả Rập cổ đại luôn được dẫn dắt bởi niềm tin tôn giáo nghiêm khắc của họ về việc chỉ có duy nhất một vị thần tồn tại, và do đó không cho phép nhắc đến bất cứ vị thần nào khác. Như là hệ quả của điều này, họ đã chuyển đổi tên của các vị vua Ai Cập và các vị thần thành tên của các vị tiên tri và những vị vua trong kinh thánh. Ví dụ, vị thần Thoth của người Ai Cập đã được gọi theo tên của vị tiên tri Henoch. Vua Khufu đã được gọi là "Saurid", "Salhuk" hoặc "Sarjak", và thường được thay thế trong các câu chuyện khác bằng tên của một vị tiên tri là Šaddād bīn'd. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra một số mâu thuẫn trong cuốn sách của Al-Maqrizi. Ví dụ, trong chương đầu tiên của tác phẩm Hitat, người Copt được cho là đã phủ nhận bất kỳ sự can thiệp nào của người Amalek ở Ai Cập và các kim tự tháp được dựng lên như là lăng mộ của Šaddād bīn 'Âd. Nhưng một số chương sau đó, Al-Maqrizi tuyên bố rằng Copts gọi Saurid là người đã xây dựng các kim tự tháp này.[12][48]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khufu http://news.discovery.com/history/ancient-egypt/wo... http://www.fjexpeditions.com/desert/archeology/anc... http://edoc3.bibliothek.uni-halle.de/lepsius/tafel... http://www.academia.edu/489734/A_Sacred_Hillside_a... http://ssd.jpl.nasa.gov/sbdb.cgi?sstr=3362+Khufu http://guardians.net/hawass/khufu.htm http://www.ancient-egypt.org/kings/04/0402_kheops/... http://www.mfa.org/collections/object/feet-and-bas... https://www.academia.edu/1819574/Wadi_al-Jarf_-_An... https://www.academia.edu/6268371/The_Harbor_of_Khu...